Trái với màu sắc có phần ảm đạm của bức tranh bất động sản tổng thể cuối năm, phân khúc chung cư vẫn có lượng giao dịch ổn định và trở thành “điểm sáng” của thị trường do đáp ứng được nhu cầu ở thực ngày một gia tăng của người dân…
Thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Với động thái siết chặt thị trường từ cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, nhiều ngân hàng đồng loạt đóng room tín dụng rót vào địa ốc, cả các chủ đầu tư và người mua nhà đều đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Hạn chế được vấn đề “bong bóng” bất động sản, thanh khoản trên cả thị trường có xu hướng giảm, đặc biệt với các sản phẩm đầu cơ như đất nền, nghỉ dưỡng…
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường bất động sản hiện nay dù ảm đạm nhưng vẫn có “điểm sáng”. Theo khảo sát mới đây, 92% người được hỏi đã trả lời vẫn có ý định mua nhà ở, trong đó đa số thời gian dự kiến trong vòng 6 tháng tới.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời ý kiến của cử tri sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc dành quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để xây dựng nhà ở xã hội (NOXH).
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian qua, Bộ đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số tồn tại, bất cập trong việc thực hiện các chính sách phát triển nhà ở xã hội.Trong đó có quy định về việc dành quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội theo Điều 5 Nghị định số 100 ngày 20/10/2015 của Chính phủ, làm cơ sở nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49 ngày 1/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100 nhằm khắc phục một số tồn tại, bất cập của quy định này.
Tuy nhiên, bên cạnh những tồn tại, vướng mắc trong quy định đã được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì còn có những nội dung tồn tại, vướng mắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội và cần được sửa đổi trong Luật Nhà ở năm 2014. Đại diện Bộ Xây dựng cho biết thêm, hiện nay Bộ đã được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì để nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014, trong đó có nội dung về quỹ đất phát triển loại hình nhà ở này.
Theo đó, Bộ Xây dựng đề xuất phương án bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng NOXH. Thay vào đó, Bộ yêu cầu bổ sung quy định việc bố trí quỹ đất phát triển NOXH là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.
Giai đoạn 2020 – 2021, theo diễn biến chung của thế giới, lãi suất trong nước có xu hướng giảm về mức thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp. Việc này đã khiến doanh nghiệp và các nhà đầu tư tiếp cận dòng vốn giá rẻ khá dễ dàng. Ngoài ra, tác động của dịch COVID-19, hoạt động sản xuất bị gián đoạn đã khiến một phần dòng tiền nhàn rỗi của các doanh nghiệp tìm đến các kênh đầu tư thay thế, trong đó có bất động sản.
Ở thời điểm hiện tại, giai đoạn tiền rẻ đã qua, chính sách tiền tệ thắt chặt cùng với việc một số kênh dẫn vốn gặp khó khiến thị trường địa ốc sụt giảm mạnh.
Theo số liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs), nguồn cung bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt. Nguồn cung trên thị trường chủ yếu thuộc phân khúc trung, cao cấp với mức giá không phù hợp với đa số người dân có nhu cầu ở thực.
Trong thời gian qua, doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro. Ngày 17 tháng 11 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1435/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường và triển khai thực hiện các dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở ổn định, lành mạnh, bền vững, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên góp phần phục hồi phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, đơn vị chủ động triển khai tích cực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác theo Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ
Trong diễn đàn “Phát triển bền vững thị trường bất động sản” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 15/12, các chuyên gia đều có chung nhận định rằng cơ cấu sản phẩm bất động sản đang ở tình trạng mất cân đối, chưa phù hợp nhu cầu thị trường.
Nhà ở thương mại cao cấp có số lượng lớn trong khi dự án nhà ở giá trung bình, phù hợp với đại đa số người dân còn quá ít, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Điều này đã dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu. Giá nhà ở vì thế mà neo ở mức cao, tính thanh khoản kém, lượng giao dịch giảm, nhất là trong quý IV năm nay.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, cho rằng trong giai đoạn 2013-2016, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng chỉ là một phần rất nhỏ so với lượng hàng tồn kho nhà tại thời điểm đó. Tuy nhiên, ý nghĩa của gói hỗ trợ chính là tạo ra cú hích niềm tin trong lòng người dân, nhiều chủ đầu tư đã hăng hái đăng ký tham gia phát triển phân khúc này.