Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký quyết định số 1386 QĐ-TTg ngày 10/11/2022 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc theo phương thức PPP. Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có chiều dài khoảng 66km, (11km đi trên địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; 55km thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng), có tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 17.200 tỉ đồng (vốn nhà nước tham gia dự án 6.500 tỷ đồng (ngân sách trung ương 2.000 tỉ đồng, ngân sách tỉnh Lâm Đồng 4.500 tỷ đồng); vốn chủ sở hữu nhà đầu tư 1.605 tỷ đồng; và 9.095 tỷ đồng từ các nguồn huy động).
Dự án thuộc nhóm A do UBND tỉnh Lâm Đồng làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các Nhà đầu tư đề xuất dự án là Liên danh do Tập đoàn Đèo Cả, Tập đoàn Hưng Thịnh, Tập đoàn Nam Miền Trung đại diện. Dự án được đầu tư xây theo tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h. Giai đoạn phân kỳ, cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có nền đường rộng 17m với 4 làn xe, bố trí các điểm dừng xe khẩn cấp không liên tục với khoảng cách 4-5km/vị trí. Giai đoạn phân kỳ sẽ thực hiện đầu tư, hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2026.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) đề cập trong văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ chiều ngày 7/11.
Thứ nhất, Hiệp hội kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản, nhà ở thương mại đã “tạm nộp tiền sử dụng đất” hoặc đang được “rà soát xác định tiền sử dụng đất bổ sung”
Thứ hai, Hiệp hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, các dự án nhà ở giá vừa túi tiền
Thứ ba, Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách cấp bù lãi suất cho 04 ngân hàng thương mại BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank.
Thứ tư, Hiệp hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét có thể nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1-2%.
Cuối cùng, Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho nhà đầu tư cá nhân không phải là “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp” được đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với một tỷ lệ nhất định.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị, kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 75% vào năm 2025 và khoảng 85% vào năm 2030.
Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của các đô thị trực thuộc trung ương đạt bình quân 25 – 30% vào năm 2025, 35 – 40% vào năm 2030; xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 3 – 5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế vào năm 2030.
Tháng 10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hai lần tăng lãi suất điều hành nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ. Sau động thái này, không ít ngân hàng thương mại đã áp dụng mức lãi suất suất cho vay mua nhà tăng cao so với trước đây.
Còn nhớ giai đoạn 2011 – 2013, lạm phát tăng cao, có thời điểm lãi suất cho vay đã bị đẩy lên trên 20%. Ngay lập tức, thị trường bất động sản rơi vào cảnh đóng băng, rớt giá mạnh.
Giới phân tích cho rằng, kịch bản tương tự sẽ không dễ xảy ra ở thời điểm hiện tại. Tuy vậy, quan sát ba tháng trở lại đây, tình trạng kẹt thanh khoản bao trùm toàn thị trường bất động sản, “sóng ngầm” giảm giá đã xuất hiện cục bộ. Một số nhà đầu tư cá nhân cần tiền trả nợ ngân hàng đã phải giảm giá bán trong khi một số doanh nghiệp cũng có chính sách chiết khấu 30-50% để xả hàng.
Chính phủ và Bộ Xây dựng họp với các doanh nghiệp bất động sản để tháo gỡ khó khăn
Sáng ngày (8/11), nhiều doanh nghiệp như Novaland, Nam Long, Hưng Thịnh, Sơn Kim Land, Phú Mỹ Hưng, Himlam,… họp cùng Chính Phủ và Bộ Xây dựng về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết hiện nay thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đứng trước rủi ro mất thanh khoản, buộc phải thực hiện các biện pháp chưa có tiền lệ để tồn tại như thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh (dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO).
Bên cạnh đó, có trường hợp doanh nghiệp bất động sản tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, thậm chí giảm 50% lực lượng lao động.