Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành với diện tích tự nhiên chiếm 12,2% diện tích cả nước. Vùng giữ vị thế quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trong giao thương giữa các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mê Công, đồng thời cũng có không ít tiềm năng khác biệt, lẫn cơ hội nổi trội. Nhưng Đồng bằng sông Cửu Long lại chưa phát triển tương xứng lợi thế do nhiều nguyên nhân, mà trong đó phải kể đến “điểm nghẽn” về hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Trước tình hình đó, Cục trưởng Cục Phát triển hạ tầng kỹ thuật lưu ý cần hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, kể cả nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng bằng nhiều hình thức, phù hợp thông hệ quốc tế.
Đồng thời tổ chức quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Chú ý nâng cao chất lượng nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt chú ý đến quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, bảo đảm tính đồng bộ chung của hệ thống hạ tầng vùng, liên vùng và hạ tầng các đô thị.
Theo đánh giá của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, thời gian gần đây, cùng với việc ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất, nhiều nhà đầu tư đã quay lại thị trường bất động sản, bắt đầu “săn tìm” những mảnh đất màu mỡ ở những địa phương có dư địa phát triển lớn…
Nhìn lại diễn biến trên thị trường có thể thấy, khi lãi suất cao, người dân thường có xu hướng gom tiền gửi vào ngân hàng để đảm bảo an toàn, nhưng mỗi khi lãi suất xuống thấp, hầu hết lại tính đến chuyện rút tiền để đầu tư vào những kênh có khả năng sinh lời cao, trong đó, bất động sản luôn là lựa chọn hàng đầu
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước liên quan đến gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Theo đó, HoREA cho rằng, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội.
Bởi lẽ, nếu là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội thì phải đảm bảo 2 tiêu chí. Thứ nhất, lãi suất thấp dành cho chủ đầu tư và người mua, thuê mua nhà ở xã hội quy định thường bằng 50% mức lãi suất cho vay thương mại, như quy định mức lãi suất ưu đãi hiện nay là 4,8 – 5%/năm và mức lãi suất ưu đãi này được xác định hàng năm.
Thứ hai, thời hạn vay ưu đãi dài hạn, như Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định thời hạn vay ưu đãi tối đa 25 năm áp dụng cho cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội và 5 năm đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.
Trong khi đó, HoREA cho hay, Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất 8,2%/năm áp dụng cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thuộc dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư… vẫn là quá cao so với khả năng tài chính của đối tượng là người có thu nhập thấp.
Ngân hàng HSBC Việt Nam vừa phát hành báo cáo “Dữ liệu Việt Nam tháng 5 – Chặng đường còn dài”. Trong đó, HSBC cho rằng, Việt Nam có thể sẽ chứng kiến một cú hích mạnh hơn từ du lịch quốc tế, một nguồn hỗ trợ rất cần thiết đối với nền kinh tế đang chững lại hiện nay.
Xuất khẩu trong tháng 5 giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước, tốc độ giảm chậm hơn so với dự đoán của thị trường nhưng sự suy yếu trên diện rộng vẫn còn đó. Trong khi đó, tình trạng nhập khẩu sụt giảm vẫn tiếp diễn ở mức 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản xuất công nghiệp nói riêng cũng là minh chứng cho triển vọng còn yếu của bên ngoài với mức giảm 19,4% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh số bán lẻ trong tháng 5 tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước là tín hiệu cho thấy tiêu dùng trong nước vẫn duy trì mạnh mẽ. Cụ thể, doanh số những mảng liên quan đến du lịch tiếp tục hỗ trợ cho tiêu dùng nội địa với nhóm dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng trưởng 12,1% so với cùng kỳ năm trước.
Du khách quốc tế đạt 916.000 lượt trong tháng 5, đưa tổng lượng khách du lịch từ đầu năm tới giờ lên 4,6 triệu lượt. Cụ thể, du khách đến từ Trung Quốc đại lục tiếp tục tăng, gần đạt 147.000 lượt trong tháng 5.
Lạm phát toàn phần trong tháng 5 đã dịu xuống 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản vẫn cao và chưa có dấu hiệu biến chuyển, duy trì ở mức 4,5%, chạm mức trần mà Ngân hàng Nhà nước đã đề ra cho năm 2023.
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột sẽ được khởi công trong khoảng thời gian từ ngày 25-30/6.
Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 117,5km, qua 2 tỉnh Khánh Hòa (khoảng 32,7km) và tỉnh Đắk Lắk (khoảng 84,8km) với quy mô 4 làn xe. Tổng mức đầu tư Dự án là 21.935 tỉ đồng.
Dự án được chia thành 3 thành phần: thành phần 1 với mức đầu tư 5.300 tỉ đồng thi công 31,5km đoạn tuyến qua Khánh Hòa do địa phương này chủ quản đầu tư; thành phần 2 với mức đầu tư 10.400 tỉ đồng thi công 37km đoạn nối giữa 2 địa phương do Ban quản lý dự án 6 (Bộ GTVT) chủ quản và thành phần 3 do tỉnh Đắk Lắk đầu tư.
Dự án thành phần 3 của cao tốc Khánh Hoà – Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài tuyến hơn 48km, đi qua địa bàn 3 huyện của tỉnh Đắk Lắk, gồm: Ea Kar, Krông Pắc và Cư Kuin.
Đối với thành phần 3, theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại, công tác đo đạc, trích lục địa chính đã hoàn thành 100% kế hoạch. Về thông báo thu hồi đất, huyện Krông Pắc và huyện Cư Kuin đạt 100%, huyện Ea Kar đạt 97%. Về tình hình bố trí vốn, đến nay UBND tỉnh đã bố trí cho dự án hơn 1.359 tỉ đồng, đã giải ngân được gần 41 tỉ đồng.