Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước ta hiện có khoảng 563 khu công nghiệp (KCN) nằm trong quy hoạch tại 61/63 tỉnh thành; 397 KCN đã được thành lập; 292 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng hơn 87,1 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp khoảng hơn 58,7 nghìn ha. Ngoài ra còn có 106 KCN đang trong quá trình xây dựng với diện tích đất công nghiệp khoảng 23,8 nghìn ha.
Dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cho thấy, tính đến hết quý 1/2023, tỷ lệ lấp đầy các KCN cấp 1 trên cả nước tiếp tục xu hướng tăng, đạt mức trên 80%, trong đó khu vực phía Nam trung bình đạt 85% – dẫn đầu cả nước. Bình Dương là địa phương có tỷ lệ lấp đầy cao nhất, đạt trên 95%.
Nhìn chung, tỷ lệ lấp đầy KCN tại các thị trường trọng điểm phía Bắc và phía Nam đều duy trì ở mức trên 90% trong năm 2022. Một số khu công nghiệp tại Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương được lấp đầy gần như hoàn toàn.
Là “điểm sáng” hiếm hoi của thị trường bất động sản (BĐS) trong thời gian gần đây, BĐS công nghiệp có nhiều dư địa và cơ hội phát triển cả trong ngắn, trung và dài hạn.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm Tháo gỡ điểm nghẽn nhà ở xã hội do Báo Thanh Niên tổ chức sáng nay, tại Hà Nội. Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), cho biết hiện nay, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã sẵn sàng giải ngân gói 120.000 tỷ đồng để cho vay phát triển nhà ở xã hội (NOXH).
Bà Giang khẳng định, phát triển NOXH là chủ trương lớn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng xác định ưu tiên nguồn vốn vay. Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Xây dựng để xây dựng chính sách cũng như tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện.
Với một số chương trình tín dụng đã triển khai thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai tích cực cho vay mua NOXH theo Nghị định 100 và Nghị định 49, có chính sách về vốn cả người mua nhà và chủ đầu tư.DIC Corp kỳ vọng lãi 1.400 tỷ năm 2023, đề xuất tăng vốn đầu tư Khu trung tâm Chí Linh lên 9.600 tỷ đồng.
Nhưng trên thực tế, ngân sách Nhà nước mới bố trí được nguồn lực để triển khai cho người mua nhà. Đến quý I năm nay, chương trình này đạt gần 11.000 tỷ đồng, trong đó hơn 4.000 tỷ đồng được bổ sung theo chương trình phục hồi kinh tế của Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11. Bà Giang khẳng định, ngành ngân hàng, cụ thể là 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước đã sẵn sàng nguồn lực triển khai chương trình, tuy nhiên đến nay chưa phát sinh kết quả.
Vào tháng 2/2013, tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính theo tiểu chuẩn 4 làn xe đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam giai đoạn đến 2020. Toàn tuyến có tổng chiều dài 91 km, đi qua các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Hoà Bình, TP Hà Nội. Đến nay, đã và đang đầu tư xây dựng được khoảng 79 km.
Đoạn còn lại dài hơn 13 km đi qua địa phận 2 huyện Ứng Hoà và Mỹ Đức chưa đầu tư xây dựng. Khi đoạn tuyến này được hoàn thành, toàn tuyến Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính sẽ được thông toàn tuyến, tạo thành trục đường tâm linh kết nối trực tiếp Hà Nội với các quần thể di tích, văn hoá lịch sử quy mô lớn như Chùa Hương, chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc…).
Đồng thời tăng cường kết nối giao thông liên vùng với các tỉnh Hà Nam, Hoà Bình, Ninh Bình; kết nối giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm.
Ngoài ra, kết nối giao thông đi lại của 7 quận huyện phía nam của Hà Nội (gồm Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Đông, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hoà, Mỹ Đức) với khu vực đô thị trung tâm của thành phố và khu vực các tỉnh phía nam. Tạo thêm một trục hướng tâm phía nam của Hà Nộ, giảm tải cho các tuyến quốc lộ hiện tại.
2 dự án sẽ được hoàn thành trong năm nay là dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và dự án xây dựng cầu vượt nút giao Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, hiện ban quản lý chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai nhằm sớm hoàn thiện kết cấu hạ tầng khung theo quy hoạch và góp phần giải quyết ùn tắc giao thông; trong đó 2 dự án sẽ được hoàn thành trong năm nay là dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và dự án xây dựng cầu vượt nút giao Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch.
Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nằm ở phía hạ lưu, song song với cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 có tổng chiều dài cầu và đường dẫn là 3.473 m. Điểm đầu dự án giao với đường Nguyễn Khoái và đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), điểm cuối giao với đường Long Biên – Thạch Bàn và đường Cổ Linh (quận Long Biên). Tổng mức đầu tư dự án là 2.538 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong giai đoạn 2020 – 2022. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy hoàn chỉnh sẽ có 8 làn xe.
Đối với dự án cầu vượt nút giao Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch có kết cấu thép lắp ghép, dạng chữ C, với tổng chiều dài cầu hơn 320 m.
Sáng 1/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã có giải trình tại Quốc hội, liên quan đến các gói hỗ trợ lãi suất.
Về gói hỗ trợ lãi suất 2%, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết đây là chính sách mà Chính phủ, các bộ/ngành dành nhiều thời gian triển khai gói này. Tuy nhiên, kết quả triển khai đạt thấp do tâm lý e ngại của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khó có thể đánh giá thế nào là “có khả năng phục hồi”. Trước tình hình đó, Chính phủ đã trình Quốc hội chuyển nguồn này, khoảng 24.000 tỷ đồng cho giảm thuế VAT. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang trình Chính phủ để kiến nghị Quốc hội sửa đổi Nghị quyết 43, bỏ cụm từ “có khả năng phục hồi” để tiếp tục triển khai gói hỗ trợ này.
Về gói hỗ trợ lãi suất 120.000 tỷ, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết đây là gói tín dụng do 4 ngân hàng thương mại nhà nước tự nguyện tham gia, để thực hiện mục tiêu 1 triệu căn hộ cho công nhân, người có thu nhập thấp. Đây là chương trình đến năm 2030 chứ không phải chỉ giải quyết trong năm 2022 và 2023.