Tại Hội thảo “Bắt mạch thị trường bất động sản năm 2023″ diễn ra mới đây,  TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết, tổng nguồn vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản năm 2022 rất thấp, ước tính chỉ khoảng 507.000 tỷ đồng (riêng tín dụng ngân hàng chiếm khoảng 71%), trong khi thông thường con số này lên tới 700.000 – 800.000 tỷ đồng.

  “Thông tin vốn tín dụng ngân hàng chỉ chiếm 50 – 55% trong cơ cấu vốn của ngành bất động sản nhưng năm vừa qua, thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp không phát triển được nên nhu cầu dồn qua hệ thống ngân hàng, nhất là vốn trung và dài hạn. Tín dụng bất động sản năm 2022 vẫn tăng 15%, nghĩa là không hề ít”, vị này cho hay.

Theo ông Lực, năm 2023, Chính phủ sẽ ưu tiên xử lý một số vấn đề trên thị trường tài chính và bất động sản. Thứ nhất là vấn đề pháp lý, nếu tháo gỡ được sẽ giải tỏa được một lượng vốn đang ách tắc. Thứ hai là gỡ nút thắt vốn. Thứ ba là kiểm soát rủi ro hệ thống,…

  Ngoài ra, có một vấn đề đáng chú ý nữa là điểm rơi trái phiếu đáo hạn vào năm 2023 – 2024, cùng lúc này thị trường bất động sản đang còn nhiều khó khăn khi thanh khoản kém, lãi suất tăng, tỷ giá biến động,…

Theo dữ liệu Hiệp hội thị trường trái phiếu (VBMA), tính đến ngày công bố thông tin 30/12/2022, có 11 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận trong tháng 12 với tổng giá trị 1.700 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng từ đầu năm là 10.599 tỷ đồng, giảm 65% (chiếm khoảng 4% tổng giá trị phát hành) và giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ là 244.565 tỷ đồng, giảm 66% (chiếm khoảng 96% tổng giá trị phát hành).

Theo dữ liệu VBMA, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn trong tháng 12/2022 (tính đến ngày công bố thông tin 30/12/2022) là 39.542 tỷ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ tháng 12/2021).

Tính từ đầu năm tới nay, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại đạt hơn 210.573 tỷ đồng (tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021).

Theo VBMA, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn từ nay đến hết tháng 1/2023 là gần 17.500 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở nhóm bất động sản và xây dựng.

Theo Báo cáo tâm lý người tiêu dùng bất động sản (Consumer Sentiment Study – CSS), chỉ số tâm lý thị trường bất động sản Việt Nam đầu năm 2023 là 36 điểm, giảm khá nhiều so với mức 47 và 40 điểm của nửa đầu và nửa cuối năm 2022.

Trong đó, mức độ lạc quan của người mua/bán bất động sản sụt giảm mạnh nhất đối với lãi suất vay mua bất động sản (giảm 15 điểm). Nếu như nửa năm trước, 41% người tham gia khảo sát cho rằng lãi suất ngân hàng đang ở mức hợp lý, thì hiện tại, chỉ còn 26% đồng tình với chính sách lãi suất, hầu hết đều đánh giá lãi suất đang ở mức cao hoặc quá cao.

Đầu năm 2023, chỉ số đo lường mức độ hài lòng của người tiêu dùng bất động sản về thị trường, về triển vọng tăng giá bất động sản trong tương lai và khả năng mua nhà cũng giảm từ 12 đến 14 điểm so với nửa cuối năm 2022.

Khi được hỏi về dự định mua bất động sản, 68% người tham gia khảo sát của Batdongsan.com.vn cho biết họ sẽ mua trong vòng 1 năm tới. Càng nắm giữ nhiều bất động sản, xu hướng muốn mua thêm nhà, đất của người tiêu dùng càng tăng. Tỷ lệ người dự định mua bất động sản trong năm 2023 là 46% với đối tượng chưa có bất động sản nào, 79% với những người đang sở hữu 2 bất động sản và lên đến 87% ở những người đã có trên 3 sản phẩm địa ốc..

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có đề xuất gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030.

Theo HoREA, nếu chỉ trích 10% tiền sử dụng đất thu từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn thì số tiền này không lớn, nhất là đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa.

Như vậy sẽ khó có thể dành để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kết nối giao thông của các dự án; đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, nhất là Nhà nước không có đủ ngân sách để thực hiện đền bù, tạo quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.

Do đó, Hiệp hội đề xuất nên bổ sung thêm quy định UBND cấp tỉnh trích 10% tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn để phát triển nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, HoREA cho rằng, nếu bỏ quy định “các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ để góp phần phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ” thì khó có thể thực hiện được mục tiêu đến năm 2025 phát triển 570.000 căn nhà ở xã hội, đến năm 2030 phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội.

Năm 2022, nhiều tài sản cho thuê được lấp đầy trở lại, giá thuê bật tăng 10-30%, đánh dấu một năm lội ngược dòng sau cú sốc rớt giá, ế ẩm đợt dịch 2021.

Năm qua, trừ 3 tháng đầu năm hiệu suất kém, giá thuê thấp, trong 9 tháng còn lại, đặc biệt là 3 tháng cuối năm, các loại hình bất động sản cho thuê gồm: văn phòng, căn hộ, nhà phố, mặt bằng bán lẻ đều ghi nhận tăng nhiệt trở lại sau giai đoạn ảm đạm vì dịch bệnh bùng phát.

Báo cáo thị trường cho thuê của trang Batdongsan cho biết, quý IV/2022 mức độ quan tâm các loại tài sản cho thuê thể hiện qua lượt tìm kiếm trực tuyến trên hệ thống của đơn vị này đã tăng 103%. Trong đó, lượt tìm kiếm văn phòng tăng 244%, tìm thông tin thuê nhà mặt phố tăng 263%, tìm chung cư và nhà trọ cho thuê tăng lần lượt 57-84%.

Có thể bạn quan tâm

Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

MSH Group - Đơn vị tư vấn phát triển bất động sản hàng đầu


Trở thành đơn vị đầu tư, kinh doanh, môi giới và phát triển bất động sản hiệu quả hàng đầu Việt Nam. Hợp tác chặt chẽ với các chủ đầu tư để phát huy và tối đa hóa lợi nhuận.

_ Nguyễn Xuân Lộc _

Success message!
Warning message!
Error message!