Sáng ngày 25/06, tại cả ba địa phương Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên, vành đai 4 vùng Thủ đô dài 112 km, gồm cả đường trên cao, dưới thấp chính thức khởi công, động thổ đồng loạt tại 6 vị trí thuộc ba địa phương: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên.

  Tại TP Hà Nội, 4 điểm khởi công gồm vị trí giao cắt giữa vành đai 4 với quốc lộ 2, thuộc xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn; giao cắt với đường gom đại lộ Thăng Long, thuộc xã Song Phương, huyện Hoài Đức; giao trục phía nam tại Km45+700, thuộc xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai và nút giao với quốc lộ 1A cũ tại Km52+600, thuộc xã Văn Bình, huyện Thường Tín.

  Bắc Ninh tổ chức khởi công tại lý trình Km35+200 thuộc đoạn tuyến nối cao tốc Nội Bài – Hạ Long, phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh. Hưng Yên lựa chọn huyện Văn Giang làm điểm khởi công cho dự án vành đại 4 đi qua tỉnh.

  Dự án được triển khai theo 7 dự án thành phần, vận hành độc lập. Trong đó Hà Nội thực hiện 3 dự án thành phần: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận Hà Nội và đầu tư xây dựng hệ thống cao tốc theo phương thức PPP. Hưng Yên và Bắc Ninh mỗi tỉnh chịu trách nhiệm 2 dự án thành phần: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận của mỗi tỉnh.

  Trước đó, thị trường bất động sản “ăn theo” đường vành đai 4 từng diễn ra rất sôi động. Thời điểm tháng 3/2022, giá đất một số khu vực tại quận, huyện mà đường Vành đai 4 đi qua đều tăng mạnh.

  Cuối phiên thảo luận toàn thể tại hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) chiều 23/6, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có phát biểu giải trình, tiếp thu và làm rõ hơn một số vấn đề lớn được các ĐBQH quan tâm.Theo đó Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị làm rõ hơn quy định về kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, quy định đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai. Theo đó, dự thảo Luật đã quy định chủ đầu tư chỉ được nhận tiền đặt cọc khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ điều điều kiện đưa vào kinh doanh và đã được thực hiện giao dịch theo đúng quy định của pháp luật.

  Tiếp thu và giải trình quy định về sàn giao dịch BĐS, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: “Việc này có khi còn tiết kiệm chi phí bán hàng cho chủ đầu tư, vì các sàn BĐS là các đơn vị bán hàng chuyên nghiệp, có sẵn cơ sở dữ liệu khách hàng, có sẵn liên kết với các sàn, có sẵn các kênh tiếp thị, quảng cáo nên hiệu quả có thể cao hơn. Do vậy giao dịch BĐS qua sàn để đảm bảo công khai, minh bạch, giúp ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch BĐS, nhằm minh bạch hóa hoạt động của tất cả các chủ thể tham gia thị trường, tránh rủi ro cho người dân”

  Bước vào giai đoạn cao điểm đáo hạn trái phiếu của tháng 6, hàng loạt doanh nghiệp, trong đó chiếm đa số là các doanh nghiệp bất động sản đang chịu áp lực rất lớn về dòng tiền và liên tục xin gia hạn các lô trái phiếu.

  Công ty Cổ phần (CTCP) Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va – Novaland vừa thông báo được gia hạn lô trái phiếu giá trị 1.000 tỉ phát hành vào tháng 9.2022 thêm 21 tháng kể từ ngày đáo hạn 19.6. Novaland cho biết, lãi suất trái phiếu áp dụng từ ngày 19.6 đến ngày cuối cùng của kỳ hạn trái phiếu điều chỉnh sẽ cố định tại mức 11,5%/năm.

  Trước lô trái phiếu này, Novaland cũng liên tục đạt được thoả thuận giãn nợ, gia hạn trái phiếu.

CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land cũng vừa tiếp tục thông báo điều chỉnh lãi suất, kỳ hạn và thời gian trả lãi cho lô trái phiếu mệnh giá 300 tỉ đồng, phát hành ngày 22.12.2021.

  Hiện vẫn còn khoảng 62 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp, theo thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tổng giá trị trái phiếu đến hạn trong năm nay còn khoảng 195.000 tỉ đồng. Dù đã được bật đèn xanh cho giải pháp “hàng đổi hàng”, hoán đổi trái phiếu bằng tài sản, nhất là bất động sản, nhưng thực tế, khả năng đàm phán thành công là rất hi hữu.

  Không chỉ khó đàm phán giãn, hoãn nợ, việc không đủ pháp lý của tài sản đảm bảo còn khiến hoạt động phát hành mới ngày càng khó khăn. Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ giảm 80% so với cùng kỳ.

  Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội diễn ra vào ngày 20/6 đã thảo luận về dự án Đầu tư đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa – kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận.

  Cụ thể, dự án xây dựng tuyến đường dài khoảng 56,9 km, xuất phát từ Yang Bay (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) đến Tà Gụ (huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa), kết nối với Quốc lộ 27C (còn gọi là đường Nha Trang – Đà Lạt, Lâm Đồng), điểm cuối thuộc xã Phước Bình (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận).

  Khi hoàn thành, dự án sẽ phá tính độc đạo cho của đường tỉnh lộ 9, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh của tỉnh Khánh Hoà. Đồng thời, dự án cũng giúp tăng kết nối địa phương này với Ninh Thuận và Lâm Đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội giữa 3 tỉnh.

  Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2045.

  Theo đó, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch là 5 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn, thị xã Quế Võ, huyện Tiên Du và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

  Quy mô diện tích quy hoạch khoảng 49.137 ha. Thời hạn quy hoạch ngắn hạn đến năm 2030, dài hạn đến năm 2045.

  Quy hoạch nhằm xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh đáp ứng các tiêu chí đô thị loại I, làm tiền đề để xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030.

  Về mô hình cấu trúc phát triển, đô thị Bắc Ninh phát triển theo mô hình chùm đô thị, đa trung tâm, gắn với vùng Thủ đô Hà Nội, gồm 07 trọng tâm phát triển đô thị gắn với mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán

  Hành lang đô thị dịch vụ dọc quốc lộ 1A (Từ Sơn – Tiên Du – Bắc Ninh). Dọc hành lang sẽ phát triển tập trung theo 3 khu vực đô thị hiện hữu là Bắc Ninh, Tiên Du, Từ Sơn, được giới hạn phát triển bởi các nêm xanh.

  Hành lang đô thị công nghiệp dọc quốc lộ 18 (Yên Phong – Bắc Ninh – Quế Võ). Phát triển các khu vực đô thị gắn với các khu công nghiệp tập trung, hoàn thiện hạ tầng dịch vụ tạo điều kiện cho phát triển hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

MSH Group - Đơn vị tư vấn phát triển bất động sản hàng đầu


Trở thành đơn vị đầu tư, kinh doanh, môi giới và phát triển bất động sản hiệu quả hàng đầu Việt Nam. Hợp tác chặt chẽ với các chủ đầu tư để phát huy và tối đa hóa lợi nhuận.

_ Nguyễn Xuân Lộc _

Success message!
Warning message!
Error message!